4 trường hợp vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt
Lượt xem: 92

1. Trong một số tình huống, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dù vượt đèn đỏ nhưng sẽ không bị xử phạt.

Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, nâng mức phạt tiền đối với nhiều hành vi vi phạm giao thông, trong đó có vượt đèn đỏ.

Cụ thể, mức phạt đối với người điều khiển ô tô là 18 - 20 triệu đồng, người điều khiển xe máy là 4 - 6 triệu đồng, người điều khiển xe đạp và người đi bộ cùng là 150.000 - 250.000 đồng.

Mức phạt với hành vi vượt đèn đỏ là rất cao, tuy nhiên cũng có những trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông dù không chấp hành tín hiệu của đèn giao thông nhưng sẽ không bị xử phạt.

2. Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương

Nhiều ý kiến băn khoăn về việc vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương, xe chữa cháy… thì có bị xử phạt hay không?

Đại diện Cục CSGT (C08, Bộ Công an) khẳng định là không. Bởi lẽ, hành vi vượt đèn đỏ trong tình huống trên được xác định là vi phạm trong tình thế cấp thiết. Tức là cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Ngoài tình huống trên, luật Xử lý vi phạm hành chính còn quy định các trường hợp khác không bị xử phạt vi phạm hành chính như: sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng…

3. Vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của CSGT

Trường hợp đèn tín hiệu chuyển màu đỏ nhưng cán bộ CSGT phân luồng giao thông ra hiệu lệnh tiếp tục di chuyển, thì người tham gia giao thông có thể vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt.

Luật sư Nguyễn Thị Thúy, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, dẫn quy định tại điều 11 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; 

- Tín hiệu đèn giao thông; 

- Biển báo hiệu đường bộ; 

- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;…

Như vậy, hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông sẽ có giá trị pháp lý cao hơn tín hiệu đèn giao thông.

Sự khác nhau về quy định tín hiệu đèn giao thông:

Tín hiệu đèn

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (cũ)

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (mới)

Xanh

Được đi

Được đi

Trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường

Vàng

Phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp

Trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác

Đỏ

Cấm đi

Cấm đi

4. Vạch kẻ kiểu mắt võng

Theo QCVN 41:2024/BGTVT, vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

 Nguồn: https://thanhnien.vn/4-truong-hop-vuot-den-do-ma-khong-bi-xu-phat-185250103174034424.htm

image advertisement


anh tin bai





image advertisement

image advertisement


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Xã Hải Tân
Địa chỉ : xóm 4 - Xã Hải Tân - huyện Hải Hậu - Nam Định.
Điện thoại:    * Email: xahaitan.hhu@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm: Ông Mai Quang Hưng - Chủ tịch UBND xã.


  
Chung nhan Tin Nhiem Mang