Quan điểm của V.I.Lênin về mô hình chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng sáng tạo của Việt Nam hiện nay
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
V.I.Lênin,
người học trò xuất sắc của C.Mác và Ăng ghen. Trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình ông đã kiên quyết đấu tranh chống lại những kẻ thù của chủ nghĩa
Mác, bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác và thực tiễn cách mạng Nga.
Ông là người đầu tiên đã biến lý luận khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ
nghĩa cộng sản khoa học trở thành hiện thực trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước Nga Xôviết. Đến nay sau 105 năm trôi qua, nhưng khi nhắc đến
những ngày Tháng Mười năm ấy, người dân Nga cũng như những người yêu chuộng hòa
bình trên toàn thế giới không thể quên được công lao của một vị lãnh tụ thiên
tài, có tầm nhìn xa, trông rộng, có tính quyết đoán và nghị lực phi thường đã
tạo được bước ngoặc trong lịch sử nhân loại, tác động mạnh mẽ đến phong trào
giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, đưa loài người
tiến lên giai đoạn mới, giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội. V.I.Lênin, Người đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nhân loại cuối thế
XIX, đầu thế XX. Nhận định điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã viết
những dòng xúc động về V.I.Lênin: “người dũng cảm nhất là V.I.Lênin. Chi có
V.I.Lênin vậy thôi cũng đủ để làm cho họ ngưỡng mộ sâu sắc và đầy nhiệt tình
nói với nước đó và lãnh tụ nước đó... Khi còn sống, Người là người cha, thầy
học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ
đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”. Đồng thời V.I.Lênin đã
có những đóng góp to lớn cả về lý luận và thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội, nổi bật là những phác họa của Người về một số đặc trưng mô hình chủ nghĩa
xã hội, làm cơ sở cho các nước đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong đó có Việt Nam.
Có thể nói, mô hình xây dựng phát triển xã hội là một trong
những vấn đề lớn nhất của lịch sử nhân loại. Bán chất của nó chính là việc giải
quyết song trùng hai mối quan hệ lớn: quan hệ giữa con người với tự nhiên và
quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình phát triển. Những nguyên tắc cơ
bản mà các mô hình đều phải hướng tới là lao động, bình đẳng và phát triển toàn
diện con người về mọi mặt. Các thời đại lịch sử khác nhau luôn căn cứ vào tiêu
chí trên và coi đó như là mục đích kiểu mẫu để hướng tới phấn đấu thực hiện.
Chủ nghĩa xã hội là một mô hình mà nhân loại cần, và hướng
tới thực hiện. Theo C.Mác, bản chất của mô hình này là: “chủ nghĩa cộng sản như
vậy với tính cách là chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị, = chủ nghĩa nhân đạo, với tính
cách là chủ nghĩa nhân đạo hoàn bị, = chủ nghĩa tự nhiên; nó là sự giải quyết
thực sự mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên, giữa con người và con người”. Mô
hình ấy là sự giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội để cho “sự
phát triển tự do và toàn diện của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự
do và toàn diện của tất cả mọi người”.
Từ thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười và quá trình lãnh đạo
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết, V.I.Lênin đã có nhiều cống hiến về
vấn đề này, Người chính là kiến trúc sư của mô hình chủ nghĩa xã hội. Theo
V.I.Lênin, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa. Đó là một xã hội tiến bộ, ưu việt, là quá trình lịch sử tự
nhiên phù hợp với qui luật phát triển của loài người, phản ánh xu thế phát
triển của thời đại. Khi nêu ra những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin
đồng thời nhấn mạnh đó không phải là mô hình bất biến, đóng kín mà cần được bổ
sung bằng kinh nghiệm của những người cộng sản, của các đảng cộng sản và chính
thực tiễn sinh động trong xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước. Người đã phác
thảo một số nét cơ bản các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội như sau:
Một là, mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng
con người khỏi mọi ách áp bức bóc lột về kinh tế và tinh thần, tạo điều kiện
cho con người phát triển toàn diện. Đây là bản chất nhân văn, nhân đạo cao cả
của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. V.I.Lênin khẳng định, chỉ đến chủ
nghĩa xã hội thì con người mới có khả năng được giải phóng khỏi mọi hình thức
áp bức, bất công. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con
người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế, nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát
triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa,
làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Hai là, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được tạo ra bởi
một lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại. V.I.Lênin đã chỉ rõ bản chất kinh
tế xã hội mô hình này là việc đưa ra được và thực hiện được một kiểu tổ chức xã
hội về lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản. Đó là “sự thay thế vĩ đại lao động nô
lệ bằng lao động cho mình, bằng lao động tổ chức có qui củ, trên một qui mô
rộng lớn trong phạm vi toàn quốc và trong một chừng mực nào đó, trên qui mô
quốc tế, toàn thế giới nữa”. Theo V.I.Lênin, mô hình mới được xây dựng bằng
cách “tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn trên cơ sở vật chất của nền
đại công nghiệp...nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân
dân...nâng cao kỷ luật của những người lao động, kỹ năng lao động khéo léo của
họ, phải tăng thêm cường độ lao động và tổ chức tốt hơn”2. Chỉ có nền sản xuất
công nghiệp hiện đại mới đưa năng suất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều
của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa
của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân: “Chủ nghĩa
cộng sản= chính quyền Xô viết+ điện khí hóa”. Người còn chỉ ra, phải học chủ
nghĩa tư bản cả trên lĩnh vực văn hóa và quản lý: Hãy dùng cả hai tay mà lấy
những cái tốt của nước ngoài: Chính quyền Xô viết trật tự ở đường sắt Phổ+ kỹ
thuật và cách tổ chức các tờ rớt ở Mỹ+ trình độ giáo dục của Hoa Kỳ.
Ba là, chủ nghĩa xã hội là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư
bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Đây là đặc trưng
bản chất ưu việt, tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin
cho rằng, chủ nghĩa xã hội là chế độ công hữn về tư liệu sản xuất, “từ chủ
nghĩa tư bản, nhân loại chỉ có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nghĩa là
chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất và chế độ phân phối sản phẩm theo lao
động của mỗi người”?. Tuy nhiên, “trong giai đoạn thấp của xã hội cộng sản chủ
nghĩa” chưa thể thực hiện được công bằng, bình đẳng, về mặt của cải thì vẫn còn
chênh lệch, nhưng tình trạng người bóc lột người không còn nữa vì những tư liệu
sản xuất chủ yếu đã được sở hữu thuộc về xã hội. V.I. Lênin chủ trương phát
triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng kinh tế tập thể công hữu) giữ vai trò chủ
đạo, chỉ huy và định hướng các thành phần kinh tế khác theo quỹ đạo của chủ
nghĩa xã hội.
Bốn là, chủ nghĩa xã hội là một chế độ dân chủ, ưu việt, nhà
nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân rộng
rãi. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là chế độ có nền dân chủ “dân chủ hơn gấp triệu
lần dân chủ tư sản”. Chỉ ra các nguyên tắc cho việc xây dựng nhà nước kiểu mới
sau thắng lợi của cách mạng vô sản, đó là việc phải đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản- đảng kiểu mới của giai cấp vô sản; đảm bảo quyền làm chủ của
nhân dân; đảm bảo tập trung dân chủ trong cơ chế vận hành của nhà nước và đảm
bảo dân chủ trong xã hội. Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi
mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt
của xã hội. Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc của nhà nước, với
tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ
và lợi ích của mình ngày càng rõ hơn. “Chính quyền Xôviết là một kiểunhà nước
mới, không có bộ máy quan liêu... một kiểu nhà nước trong đó nền dân chủ tư sản
được thay thế bằng nền dân chủ mới, - một nền dân chủ đang đưa đội tiên phong
của quần chúng lên hàng đầu”.
Năm là, trong chủ nghĩa xã hội, các quan hệ giai cấp- dân
tộc- quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp- dân tộc với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng. Theo V.I.Lênin, chủ nghĩa xã hội là xã hội công bằng,
bình đẳng giữa các dân tộc được bảo đảm, ở đó, “các dân tộc hoàn toàn bình
đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
lại”?. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội mà quan hệ giữa dân tộc và quốc tế được
giải quyết trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai
cấp công nhân. Bởi vì sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là
giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi bóc lột, áp bức, bất công.
Như vậy, mô hình chủ nghĩa xã hội do V.I.Lênin phác họa với
một số đặc trưng trên đã thể hiện sâu sắc tính ưu việt của chủ nghĩa cộng sản,
chủ nghĩa xã hội so với các chế độ đã tồn tại trước đó trong lịch sử:
- Lấy phục vụ con người làm mục đích, tức là “tất cả vì con
người”.
- Lấy việc phát huy sức mạnh của con người làm động lực chủ
yếu để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, tức là “tất cả do con người”.
- Thể hiện sự quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác.
Mô hình trên như một kết cấu tổng thể, ổn định tương đối
nhưng không khép kín và cứng nhắc mà chứa đựng khả năng mở rộng nội hàm, tiếp
tục bổ sung những nét mới.
Trên cơ sở nhận thức về thời đại, nhận thức về dân tộc và
sức mạnh dân tộc, từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước dựa trên nền tảng
của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta ngày càng rõ hơn. Trong quá
trình đổi mới nhận thức, Đảng ta đã nhận thấy việc xác định đúng mô hình chủ
nghĩa xã hội là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong Thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã bổ sung, làm cho mô
hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam toàn diện hơn, hoàn chỉnh hơn với 8 đặc trưng
cơ bản nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhận thức lý luận của Đảng về vấn đề
trên tiếp tục được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp hơn tại các kỳ Đại hội X, XI,
XII, XIII với 8 đặc trưng bao gồm:
1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
2. Do nhân dân làm chủ;
3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện;
6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;
7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế
giới.
Việc xác định những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam cho thấy nhận thức của Đảng ta đã tiệm cận tới bản chất của chủ nghĩa xã
hội, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Đây là bước phát triển
mới về lý luận mang tính đột phá nhằm tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, phát
triển và làm rõ hơn mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam đang phấn đấu xây dựng.
Tại Đại hội XIII của Đảng, tiêu chí “hạnh phúc” tuy chưa
được đưa vào hệ mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhưng đã được
Đảng ta nêu ra như là thành tố trong Mục tiêu tổng quát, đó là “khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Đây là nhận thức mới của Đảng
ta cần được tiếp tục nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho
việc bổ sung tiêu chí này trong mô hình chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam đang phấn
đấu xây dựng
Như vậy, đối với Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chủ động vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười
Nga nói chung, nhất là bài học về mô hình chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng
nêu trên là sự thể hiện của sự kết hợp hài hóa cái phổ biến và cái đặc thù, cái
chung và cái riêng để tạo nên mô hình có tên gọi: mô hình chủ nghĩa xã hội Việt
Nam. Thể hiện xu hướng gắn kết hợp lý tiến trình phát triển của chủ nghĩa xã
hội với sự vận động không ngừng của nhân loại đi lên phía trước, kế thừa những
thành tựu tiến bộ của loài người để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nhận
thức của Đảng ta về mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam chính là thành tựu to lớn
về tư duy lý luận của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nhất là sau 36 năm đổi mới vừa qua. Nhưng có thể khẳng định rằng,
đó là mô hình tổng quát trong thời kỳ quá độ, nhiều đặc trưng mới, cụ thể và
phù hợp hơn với thực tiến, với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chắc chắn
sẽ được Đảng ta tiếp tục bổ sung và hoàn thiện trong thời gian tới. Công cuộc
đổi mới đất nước đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử. Những đặc trưng chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng đã thể hiện
rõ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội nói chung, chủ nghĩa xã hội Việt Nam nói
riêng.
Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác – Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh - Tập 2 (Các tác phẩm kinh điển của V.I.Lênin).
2. Nguyễn Quốc Phẩm- Đỗ Thị Thạch( Đồng chủ biên): Những
nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb
CTQG, HN, 2012.
3. Nguyễn An Ninh: V.I.Lênin - Kiến trúc sư của mô hình xã
hội chủ nghĩa, trong V.I.Lênin và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, HN, 2018
4. Nguyễn Thị Ngân: Những phác thảo của V.I.Lênin về đặc
trưng của chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện
nay, trong V.I.Lênin và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, HN, 2018.
Đảng
5. Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.